Cách chơi bài Tứ Sắc cơ bản và kinh nghiệm hay dành cho tân thủ

missiondevice88
09/12/2022
984 Views
cach choi bai tu sac anh dai dien

Những loại hình giải trí dân gian như bài Tứ Sắc đang bùng nổ trở lại và là sự lựa chọn yêu thích của giới trẻ. Cách chơi bài Tứ Sắc như thế nào?

Theo nhận xét của số đông tân thủ là không quá khó nhưng cũng không hề “dễ ăn”, tuy nhiên tính thử thách cao lại càng kích thích người chơi. 

Cùng Xóc Đĩa Online đi tìm hiểu về bộ môn này nhé!

Cách chơi bài Tứ sắc cơ bản dành cho các tân thủ

Nhập môn ngay với những quy tắc và luật chơi cơ bản nhất của bài Tứ Sắc bên dưới: 

1. Hướng dẫn Cách chơi bài Tứ Sắc

Những trò chơi có xuất phát từ dân gian Việt thường có tính trí tuệ cao, nên chiến thuật của người chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giành chiến thắng chứ không phải là sự may mắn. 

Cách chơi Bài Tứ Sắc
Hướng dẫn cách chơi Bài Tứ Sắc đơn giản

Điều này có thể thấy rõ từ luật chơi, cách chơi bài Tứ Sắc không đơn giản như Rồng Hổ hay Bài Cào. Muốn nắm được luật chơi phải đi từ những điều cơ bản nhất: 

a, Bộ bài Tứ Sắc 

Tứ Sắc cũng dùng bài lá nhưng không phải bộ bài Tây quen thuộc. 

  • Tứ Sắc có bộ bài riêng gồm 112 lá bài, chia thành 7 đạo quân mỗi đạo quân có 16 lá bài. 
  • Trong mỗi đạo quân lại tiếp tục chia thành 4 nhóm màu sắc khác nhau là 4 Xanh – 4 Trắng – 4 Vàng và 4 Đỏ. 

Tuy chia theo màu sắc và đạo quân nhưng quy tắc chơi của Tứ Sắc hoàn toàn không phân biệt lớn nhỏ. Tất cả các lá bài đều sở hữu giá trị giống nhau, 1 người thắng hoặc tất cả đều được tính Hòa. 

b, Luật chơi bài Tứ Sắc 

Một bàn chơi Tứ Sắc sẽ có từ 2 đến tối đa 4 người, tất nhiên cũng như bài Tiến Lên nếu 3 hoặc 4 người cùng chơi sẽ thú vị hơn rất nhiều việc chỉ có một người chơi. 

Quy tắc của bài Tứ Sắc rất giống với bài Phỏm vì cả hai đều được bắt nguồn từ quy tắc làm tròn trong Tổ Tôm nhưng được tối giản hơn. 

  • Trong Tứ Sắc sẽ được chia thành từng nhóm bài (như Phỏm trong  bài Phỏm). 
  • Khi toàn bộ 20 lá bài trên tay người chơi được làm tròn, tức đều có nhóm bài và không có lá lẻ thì được tính là thắng. 

Một điểm khác trong cách chơi bài Tứ Sắc so với Phỏm là nếu như chưa có người chơi nào tròn bài mà trên nọc chỉ còn 7 lá bài thì sẽ được tính Hòa. Chơi lại ván mới chứ không loại trừ bài tròn, tính điểm bài lẻ như Phỏm. 

2. Các khái niệm mà người chơi cần học

Nếu đọc qua luật chơi nếu là người biết chơi Phỏm bạn sẽ thấy không hề khó. Thực tế thì đúng là không khó nhưng có rất nhiều khái niệm khá rắc rối mà người chơi cần phải học: 

Các khái niệm khi đánh bài Tứ Sắc
Các khái niệm mà người chơi cần học khi đánh bài Tứ Sắc

a/ Nhớ tên các quân bài Tứ Sắc

Chơi Tứ Sắc thì không thế đến đạo quân gì bạn cũng không thể phân biệt. Do đó cần phải nhớ rõ 112 lá bài Tứ Sắc với 7 đạo quân như sau: 

  • Tốt 卒: 16 lá Tốt chia ra 4 vàng – 4 xanh – 4 đỏ – 4 trắng. 
  • Mã 兵: Cũng 16 lá chia bốn màu, mỗi màu 4 lá. 
  • Pháo 炮: Tương tự như trên 16 lá, 4 nhóm màu. 
  • Xe 俥: 16 lá, bốn nhóm màu Xanh – đỏ – trắng – vàng mỗi nhóm màu có 4 lá. 
  • Tượng 相: Tương tự cũng 16 lá, 4 nhóm màu. 
  • Sĩ 仕: Vẫn 16 lá, 4 nhóm màu như trên. 
  • Tướng 帥: 16 lá, 4 nhóm màu. 

b/ Khái niệm về nhóm bài Tứ Sắc

Bạn có thể hình dung đây là Phỏm mà người chơi cần phải xếp được trong Tứ Sắc. Được chia ra là 3 bộ: 

Bộ Chẵn (hay Nhóm Chẵn)

Nhóm này gồm có các tay bài sau: 

  • Đôi: Là 2 lá bài giống nhau hoàn toàn (màu sắc + đạo quân). 
  • Bộ ba (còn gọi là Khạp): Lá 3 lá bài giống nhau hoàn toàn cả về màu sắc lẫn đạo quân. 
  • Bộ Tức (còn gọi là Quằn): Là tập hợp 4 lá bài giống nhau hoàn toàn cả về màu sắc và đạo quân. 
  • Bộ Tốt và Bộ Tương là hai trường hợp đặc biệt trong nhóm Chẵn: 
  • Bộ Tướng: Có thể đứng riêng lẻ 1 mình, có thể xếp chung thành Đôi, Quằn hoặc Khạp. 
  • Bộ Tốt: Nếu là 3 – 4 lá bài thì có thể kết hợp khác màu. 

Bộ Lẻ (hay nhóm Lẻ)

Bộ này sẽ gồm có 2 bộ sở hữu 3 lá bài khác nhau: 

  • Bộ ba Tướng – Sĩ – Tượng: Không cùng đạo quân nhưng phải cùng màu (ví dụ: Tướng xanh – Sĩ xanh – Tượng xanh). 
  • Bộ ba Xe – Pháo – Mã: Tương tự quy tắc trên phải cùng màu với nhau. 

Bộ Rác

Rác là những lá bài không thể kết hợp để tạo thành bộ Chẵn hay bộ Lẻ kể trên. 

c/ Những khái niệm khác

Ngoài hai khái niệm trên, bạn còn gặp những khái niệm về hành động hoặc lá bài khi chơi: 

  • Tỳ: Là lá bài đầu tiên mà người giữa 21 lá đánh xuống, nếu bạn có thể ăn được thì sẽ gọi là ăn Tỳ. 
  • Đền làng: Khi bạn không thể ăn Tỳ nhưng người ngồi vị trí khác lại có thể ăn lá Tỳ và Ù bài (thắng), bạn phải đền làng. 
  • Nọc: Là những lá bài còn lại sau khi chia để trên dĩa giữa bàn chơi để rút qua các vòng, hành động đó gọi là Bốc Nọc. 
  • Ù: Là khi làm trò đủ 20 lá bài.
  • Lệnh: Là quy ước tính điểm trong Tứ Sắc. Số lệnh cuối cùng phải là số lẻ, nếu chẵn bạn sai nguyên tắc trò chơi. 

3. Trình tự ván bài Tứ Sắc

Những yếu tố cơ bản và luật chơi nhập môn đã được nêu rõ, giờ sẽ đến với trình tự bắt đầu của một ván bài cụ thể: 

Trình tự ván bài Tứ Sắc
Trình tự ván bài Tứ Sắc cho tân thủ

a. Chia bài Tứ Sắc

Mỗi người chơi sẽ nhận được 20 lá bài, người chia bài (là người đi đầu tiên) sẽ nhận được 21 lá bài. Bài được chia cho người đi trước đầu tiên, những ván sau sẽ xác định từ người thắng ván bài trước đó. 

Tất cả các lá bài còn lại sẽ được bỏ vào nọc để chính giữa bàn chơi. Đây chính là những lá bài người chơi sẽ rút khi không thể ăn bài rác của người trước. 

b. Cách chơi bài Tứ Sắc cụ theo theo trình tự ván bài

Bắt đầu bằng người sở hữu 21 lá bài sẽ bỏ một lá bài xuống cửa Tùng bên cạnh. Lá bài này chính là Tỳ: 

  • Người tiếp theo không ăn được Tỳ phải báo làng. Quy tắc ăn là lá Tỳ kết hợp được với những lá bài trên tay tạo thành Bộ bài hợp lệ. 
  • Nếu người ngay sau không ăn được Tỳ nhưng trên bàn chơi có người ăn được và Ù sẽ xin làng ăn Tỳ. Người ngồi ngay sau không ăn được sẽ đền làng. 
  • Nếu không có ai ăn được, người ngồi sau lá Tỳ được quyền bốc một lá bài trong Nọc và bỏ xuống 1 lá rác vào cửa Tùng bên cạnh. 

Tiếp theo sẽ như Phỏm, người ngồi sau ăn lá Tùng nếu tại thành bộ hợp lệ hoặc ăn lá trên Nọc. Ghi nhớ quy tắc đã ăn 1 lá phải bỏ xuống một lá vào cửa Tùng, còn không bạn sẽ bị tính mất lượt. 

=>>> Ai làm tròn đủ 20 lá trước là người thắng ván bài hoặc nếu nọc còn 7 lá chưa ai thắng sẽ tính Hòa làng. 

c. Cách tính lệnh trong bài Tứ Sắc

Quy tắc trong cách chơi bài Tứ Sắc phải nhớ là lệnh cuối cùng phải lá số lẻ, với quy định như sau: 

  • Đôi: Không lệnh. 
  • Tướng: Nhận một lệnh.
  • 3 con bài khui: Nhận 1 lệnh (là con bài bỏ vào cửa Tùng). 
  • 4 con bài khui: Nhận 6 lệnh. 
  • Khạp: Nhận 3 lệnh. 
  • Quằn: Nhận 8 lệnh. 
  • 4 quân Tốt khác màu: Nhận 4 lệnh. 
  • Tới bài: Nhận 3 lệnh. 

Những kinh nghiệm cần biết để thành công với bài Tứ sắc

Biết cách chơi bài Tứ Sắc chỉ mới là nhập môn, bạn cần phải trang bị thêm những kinh nghiệm hay để có chiến thắng với bộ bài này: 

Kinh nghiệm chơi bài Tứ sắc
Những kinh nghiệm cần biết để thành công với bài Tứ sắc

1. Ghi nhớ bài hiệu quả một cách nhanh chóng

Đầu tiên trong Tứ Sắc vẫn là làm sao để nhớ các quân bài nhanh chóng nhất, bày cho bạn nhớ nhanh với các mẹo sau: 

  • Tuy 112 lá nhưng chỉ có 7 đạo quân mà thôi, do đó thực tế bạn chỉ cần nhớ 7 lá: Tướng – Sĩ – Tượng – Xe – Pháo – Mã – Tốt. Cách nhớ tốt nhất là tượng hình: Tướng có chữ viết rắc rối nhất, mã giống xe ngựa, Pháo thì giống khẩu súng. Bạn nhớ theo sự hình dung của mình sẽ dễ dàng nhất. 
  • Nếu không nhớ nhanh được vậy nhớ quân Tướng đầu tiên, vì sao? Vì Tướng có thể đứng một mình, đừng để mình đã Ù còn không biết. 
  • Ưu tiên tiếp theo là tốt: Vì có thể nhận 3 lá khác màu. 

2. Ăn bài để huỷ rác

Đây là ưu tiên trong cách chơi bài Tứ Sắc, ưu tiên ăn lá Tùng của người trước để hủy rác trên tay. Nhưng nếu không tạo thành bộ hợp lệ phải ăn lá Nọc, còn nếu ăn rác mà không tạo bộ bạn sẽ bị phạt làng. 

3.  Không quan tâm những lá bài bụng

Bài bụng là sau, đây là vấn đề “đau đầu” không nhẹ của người chơi, bài bụng tức bạn sở hữu 1 trong 2 bộ Lẻ nhưng chưa thể Ù được vì lệnh chẵn. 

Giả sử bạn có Xe Pháo Pháo Mã, nếu đối thủ bỏ Pháo bạn không được phép ăn, phải đợi đối thủ bỏ Xe -Mã mới được ăn lá bài cửa Tùng.

Quy tắc này phải ghi nhớ đừng quên khi chơi Tứ Sắc. Nhiều người chơi không để ý vấn đề lá bài bụng nên đã bị phạt làng vì ăn bài sai nguyên tắc. 

4. Luôn luôn bình tĩnh để tránh mắc sai lầm

Nếu là tay chơi lâu năm bạn sẽ rất ít mắc sai lầm khi ăn bài/ rút nọc/ bỏ rác hay tới bằng bài bụng. Tuy nhiên với tân binh lại khác, do chưa quen mặt những lá bài, cách tính lệnh nên thường hay bối rối, mất bình tĩnh dẫn đến những sai lầm. 

Đây là kiểu bài trí tuệ, phần may mắn chiếm một tỷ lệ cực thấp. Do đó phải thật bình tĩnh, đọc tình huống chính xác và đưa ra quyết định hợp lý. Hạn chế tối đa những sai lầm cơ bản và tuyệt đối không mắc phải những điều “cấm” trong Tứ Sắc. 

5. Giới hạn ngân sách

Nếu mới biết chơi nên chọn bàn chơi có mức cược không quá cao để có thể làm quen. Khi bạn đã thành thạo có thể đưa ra quyết định bàn chơi phù hợp túi tiền hiện có. 

Đồng thời trước khi chơi phải đặt ra giới hạn điểm dừng cho mình, không say máu khi thắng cũng không cay cú khi thua. Luôn dừng đúng lúc để bảo vệ an toàn tài chính tối đa. 

Cách chơi bài Tứ Sắc và những kinh nghiệm hay trên đây giúp người chơi có thể nhập cuộc nhanh chóng.

Tuy nhiên, BK8 khuyên bạn trò chơi nào cũng cần có thời gian tích lũy kinh nghiệm từ trải nghiệm thực tế mới có thể chơi hay được. Do đó bạn đừng nóng vội mà phải bình tĩnh, tiến bộ luôn cần thời gian. 

Author missiondevice88